Không có diêm và bật lửa, vì sao thời xưa lúc nào cũng nhóm được lửa?
Các bạn thích xem phim kiếm hiệp không ? Có từng tự hỏi tại sao vào thời xưa không có diêm và bật lửa, mà các đại hiệp hành tẩu giang hồ có thể nhóm lửa bất kì khi nào chưa?
Tời xưa dân cư phân bố thưa thớt. Khi đi ra ngoài gặp cảnh màn trời chiếu đất là chuyện rất bình thường.
Nó đồng nghĩa với việc khi muốn hành tẩu giang hồ phải có khả năng sinh tồn tại dã ngoại. Mà chuyện đơn giản nhất chính là phải biết nhóm lửa. Nhưng trớ trêu là hồi xưa thì không có mấy thứ như diêm hay bật lửa để mang theo bên người.
Xem thêm: Bật lửa được phát minh ra trước diêm?
Ngày xưa nhóm lửa bằng cách nào?
Liệu có phải thời xưa đã tồn tại một công cụ nhóm lửa có thể mang theo bên người đi khắp các nơi không?
Cách đơn giản nhất chính là đánh lửa. Tuy rằng trong nó khá nguyên thuỷ. Thực tế thì cách đánh lửa này cực kì phổ biến. Theo ghi chép thì mãi tới thời nhà Đường, những người ở vùng nông thôn vẫn sử dụng các đánh lửa này.
Trong bài Thanh Minh Thi của Đỗ Phủ có câu viết: Lữ nhạn thượng vân quy thử tắc, gia nhân toản hỏa dụng thanh phong. Tạm dịch: Nhạn xa trên mây bay về vùng quan ải bụi đỏ, Người nhà nhen lửa bằng lá phong xanh.
Đương nhiên đánh lửa không phải chuyện dễ dàng. Nó cần kỹ thuật rất cao. Thậm chí người thời xưa cho rằng chỉ có sử dụng chất liệu gỗ phù hợp với thời tiết, họ mới có thể đánh ra lửa.
Trong sách Chu Lễ – Nguyệt Lệnh, thậm chí còn viết: mùa xuân muốn đánh lửa phải dùng gỗ cây liễu, mùa hè phải dùng gỗ táo hoặc là gỗ tằm, mùa thu dùng gỗ cây tạc, mùa đông dùng gỗ hoè hoặc đàn hương.
Nhưng phải đánh lửa thế nào? Phải lấy lửa thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua nhé.
Đánh lửa theo cách nguyên thuỷ
Đầu tiên, đầu của nhánh cây dùng để đánh lửa cần gọt tròn. Để dễ chuyển động, sinh ra nhiệt cũng nhanh hơn. Đương nhiên nếu điều kiện cho phép hãy dùng nhánh cây khô ráo. Hiệu quả sẽ tốt hơn.
Nhánh cây không thể quá to hoặc quá nhỏ, bằng ngón tay là được. Nếu như không tìm được nhánh cây có lớp vỏ tương đối nhẵn. Hãy gọt lớp vỏ cây đi, vò vào cát đất để mài bớt để không bị xước tay.
Tiếp theo cần một miếng gỗ để đánh lửa. Không cần phải là một miếng gỗ ngay ngắn như trong hình. Chỉ cần tìm một miếng gỗ khô ráo là được. Trên bề mặt của miếng gỗ, đào ra một cái lỗ hơi lớn hơn so với đầu đánh lửa của nhánh cây. Đừng làm to quá, nếu không khi xoay gỗ sẽ chạy ra ngoài.
Cuối cùng rạch một cái rãnh từ cái lỗ ra ngoài miếng gỗ. Các tia lửa có thể bắn ra ngoài dính vào vật liệu nhóm lửa.
Chèn vật liệu nhóm lửa dưới tấm gỗ. Những thứ này là những thứ dễ bắt lửa. Vậy là đã xong khâu chuẩn bị. Chúng ta ra sức xoay nhánh cây lên tấm gỗ. Khi tấm gỗ bốc khói lên là có thể bỏ vụn gỗ vào vật liệu nhóm lửa, rồi thổi mạnh là sẽ có lửa bốc lên.
Như vậy chỉ cần làm quen thì trong khoảng năm phút là sẽ có lửa. Nhưng đây là cách đánh lửa nguyên thuỷ nhất. Còn người thời xưa đã có cách đánh lửa nhanh và tiện hơn nhiều.
Cung đánh lửa nguyên thủy
Dùng đầu gỗ có độ co dãn cột vào một sợi dây làm thành hình cung, quấn dây lên nhánh cây đánh lửa, dùng một tấm gỗ hoặc đá đè lên nhánh cây đó, rồi đặt lên tấm gỗ đánh lửa, dùng sức kéo cung là có thể nhóm lửa. Cách này cho hiệu quả cao hơn việc dùng tay ma sát nhiều. Tuy nhiên vẫn còn cách khác hiệu quả cao hơn nữa, đó là dùng miếng đánh lửa.
Miếng đánh lửa là một trang bị lấy lửa cho hiệu suất cực cao. Người không biết dùng cũng có thể tạo ra lửa trong vòng một phút. Người rành rẽ có thể làm nhanh hơn nữa.
Ngoại trừ cách dùng miếng đánh lửa, người thời xưa vẫn còn có những cách nhóm lửa khác.
Các cách đánh lửa khi không có diêm và bật lửa thời nguyên thủy
Trong Khảo Công Ký thời Chu có ghi lại cách dùng đồng đen làm thành gương lõm. Rọi mặt lõm về phía mặt trời để tụ quang lấy lửa.
“Dùng đồng làm dương toại, rọi vào mặt trời sẽ sinh ra lửa.”
Trong Chu Lễ cùng từng ghi, phàm là khi cần bói toán, đều cần dùng lửa trời, “Lấy Dương Toại nhóm lửa”. Công cụ này vì lấy lửa từ mặt trời, chính vì thế có tên là dương toại. Do nó được tạo thành từ kim loại nên cũng có tên khác là kim toại.
Dương toại dùng trong ngày cưới
Dương toại thường làm thành hình đĩa hoặc chén. Có thể mang theo bên người, rất tiện. Dương toại được sử dụng tới tận thời Thanh. Nhưng dương toại lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, vào ban đêm không thể dùng, trời đầy mây cũng không thể dùng. Cho nên họ đã tạo thêm một thứ gọi là mộc toại.
Dương toại dựa vào mặt trời nhóm lửa. Được người xưa coi là vật phẩm có thể nối liền trời đất. Từ đời Hán, quy định trong ba mươi sính lễ phải có dương toại. Mà dương toại lúc này lại được làm vô cùng xa hoa xinh đẹp.
Cách lấy lửa này đơn giản dễ mang theo. Giờ vẫn có không ít người dùng nó làm đồ mang theo khi di đã ngoại. Tuy nhiên, dùng gỗ đánh lửa thì quá lạc hậu, dương toại thì lại bị hạn chế.
Dương toại ngày nay
Các hiệp khách thì sĩ diện đương nhiên không muốn để ai thấy mình ngồi xổm dưới đất ra sức đánh lửa rồi.
Vậy có công cụ nào nhóm lửa nhanh và tiện hơn khi không có diêm và bật lửa ?
Câu trả lời là có. Đó chính là đá lấy lửa. Vào thời Nguỵ Tấn, đã sử dụng đá lấy lửa để tạo ra lửa. Cách lấy lửa này được xưng là đá lửa.
Các đại hiệp trong tiểu thuyết thường dùng dao đánh lửa để nhóm lửa. Nó được dùng tới tận thời Dân Quốc. Loại dao đánh lửa này cực kì tiện lợi. Bản thân nó là một cái bao da, bên trong chứa đá lấy lửa và ngòi lấy lửa. Dễ dàng mang theo bên người. Dùng nó nhóm lửa nhanh hơn đánh lửa bằng gỗ hoặc nhờ mặt trời.
Ngòi nhóm lửa dùng trong dao đánh lửa này có rất nhiều loại. Mỗi nơi lại dùng chất liệu khác nhau. Có nơi dùng ngải cứu, hoặc dùng giấy đã chưng khô, hoặc gỗ có bôi diêm sinh. Đơn giản hơn là dùng vải than, đặt vải bông vào buồn đốt chưng khô, vải sẽ thành chất liệu cực dễ cháy.
Trong hình sử dụng là vải than, khi cần lấy lửa chỉ cần đặt vải than lên đá lấy lửa. Dùng dao đánh lửa đánh vào đá tia lửa bắn ra chạm vào vải than, bỏ vải than vào vật nhóm lửa là có lửa bốc lên.
Đá đánh lửa thường là một loại đá silic, khắp nơi trên thế giới đều có. Là biến chủng của đá thạch anh, đá lửa cứng hơn, chặt tay hơn, thường có màu xám hoặc đen. Khi chế tác thành đá đánh lửa thì cần đập đá thành mảnh nhỏ, tạo ra những góc sắc. Để khi đao đánh lửa chạm vào sẽ dễ sinh ra tia lửa hơn.
Trên đây là những cách đánh lửa của người xưa khi không có diêm và bật lửa.
Xem thêm: Bật lửa là gì ?